Này Abu Zdar, quả thật ngươi yếu ớt, và quả thật nó (việc lãnh đạo) là sự tính nhiệm, vì chắc chắn vào Ngày Phục Sinh nó sẽ là một sự nhục nhã và ân hận ngoại trừ ai lãnh đạo một cách chính trực và thực hiện đúng với sự…

Này Abu Zdar, quả thật ngươi yếu ớt, và quả thật nó (việc lãnh đạo) là sự tính nhiệm, vì chắc chắn vào Ngày Phục Sinh nó sẽ là một sự nhục nhã và ân hận ngoại trừ ai lãnh đạo một cách chính trực và thực hiện đúng với sự tính nhiễm đó.

Ông Abu Zdar - cầu xin Allah hài lòng về ông - thuật lại: Tôi đã nói với Thiên Sứ: Thưa Thiên Sứ của Allah, sao Người không giao việc cho tôi? rồi Thiên Sứ vỗ vai tôi và nói: Này Abu Zdar, quả thật ngươi yếu ớt, và quả thật nó (việc lãnh đạo) là sự tính nhiệm, vì chắc chắn vào Ngày Phục Sinh nó sẽ là một sự nhục và ân hận ngoại trừ ai lãnh đạo một cách chính trực và thực hiện đúng với sự tính nhiệm đó.

[Sahih (chính xác)] [Do Muslim ghi]

الشرح

Abu Zdar cho biết Thiên Sứ đã cho riêng ông lời khuyên về việc bổ nhiệm ai đó làm lãnh đạo và việc nhận lấy sự tín nhiệm này. Và sự việc này được diễn ra khi ông hỏi Thiên Sứ về việc ông muốn tiếp quản công việc. Nhưng Thiên Sứ -cầu xin Allah ban sự bằng an đến Người- nói với ông: ''Quả thật ngươi yếu ớt'' câu nói này của Người rất nặng và thẳng thắn nhưng sư việc đòi hỏi sự phê bình và đánh giá trung thực và thẳng thắn vì nó liên quan đến vấn đề Amanah (sự ủy thác), vì vậy, nếu ai mạnh thì khẳng định là mạnh, ai thực sự yếu ớt thì phải nói yếu ớt. Và từ bằng chứng này cho thấy điều kiện để một người có thể nắm quyền lãnh đạo là người đó phải là người mạnh mẽ và phải là người trung thực có uy tính. Bởi vì Thiên Sứ -cầu xin Allah ban sự bằng an đến Người - đã nói: ''Và quả thật nó là sự tính nhiệm'. Vì vậy, nếu ai có sức mạnh, đáng tin thì y có tố chất để trở thành người lãnh đạo nắm quyền. Còn nếu ai chỉ có sức mạnh mà không trung thực, không uy tín, hoặc trung thực và uy tín nhưng yếu ớt, hay là yếu ớt lẫn không trung thực thì 3 nhóm này không nên giữ vai trò lãnh đạo. Người lãnh đạo phải mạnh mẽ, bởi vì như vậy mới có ích cho mọi người, vì con người luôn cần được bảo vệ bởi sức mạnh. Và nếu như một người lãnh đạo không đủ mạnh đặc biệt là sự yếu đuối trong tôn giáo sẽ dẫn đến việc bỏ lỡ nhiều thứ. Hadith này là một minh chứng vĩ đại cho việc tránh xa các quyền hành, đặc biệt là đối với những ai yếu ớt trong việc tiếp quản quyền hành quản lý và lãnh đạo. Còn việc nhục nhã và ân hận được nhắc đến trong Hadith: ''và quả thật vào Ngày Phụ Sinh nó sẽ trở nên nhục nhã và ân hận'' điều này giành cho người không có năng lực tiếp quản, hoặc có năng lực nhưng lại không công bằng trong công việc nên y hổ thẹn và trở thành kẻ nhục nhã ở Allah vào Ngày Phục Sinh, và ân hận với những gì y đã bỏ lỡ. Còn với ai có năng lực tiếp quản và công bằng trong công việc thì y không nằm trong lời cảnh báo, nên Thiên Sứ của Đấng Rộng Lượng -cầu xin Allah ban sự bằng an đến Người- đã nhắc đến sự ngoại lệ: 'ngoại trừ ai lãnh đạo một cách chính trực và thực hiện đúng với sự tính nhiệm đó'' nghĩa là ai tiếp nhận và thực hiện nó một cách đúng đắn thì sẽ được ghi cho công lao to lớn như những gì được thể hiện trong các Hadith sahih. Như Hadith ' 7 nhóm người được Allah che bóng mát vào Ngày Phán Xét'' trong Hadith đó có nhắc đến người lãnh đạo công tâm, và trong hadith ''quả thật những người lãnh đạo chính trực được ở trên bục của ánh sáng vào Ngày Phục Sinh'' và nhiều Hadith khác nữa.

التصنيفات

Cách tuyển chọn lãnh đạo tối cao, Các điều kiện cần có của lãnh đạo tối cao