Quả thật, tài sản của y là những gì đã tiêu và chi dùng, còn tài sản chừa lại là của người thừa kế

Quả thật, tài sản của y là những gì đã tiêu và chi dùng, còn tài sản chừa lại là của người thừa kế

Ông Ibnu Mas'ud thuật lại lời của Thiên Sứ ﷺ: {Ai trong các ngươi yêu thích tài sản của người thừa kế hơn tài sản của mình ?} Mọi người đáp: "Thưa Thiên Sứ của Allah, trong chúng tôi ai cũng yêu thích tài sản của mình hơn tất cả." Thiên Sứ của Allah ﷺ bảo: {Quả thật, tài sản của y là những gì đã tiêu và chi dùng, còn tài sản chừa lại là của người thừa kế}

[Sahih (chính xác)] [Do Al-Bukhari ghi lại]

الشرح

Thiên Sứ của Allah ﷺ đã hỏi các vị Sahabah của Người: {Ai trong các ngươi yêu thích tài sản của người thừa kế hơn tài sản của mình ?} nghĩa là ai trong số họ yêu thích sở hữu gia tài để lại cho người thừa kế sau khi y qua đời nhiều hơn tài sản mà bản thân sở hữu hiện tại trong cuộc sống?. Mọi người đáp: "Trong chúng tôi ai cũng yêu thích tài sản của mình hơn tất cả." nghĩa là không ai trong chúng tôi lại không yêu thích tài sản đang có trong tay bởi được tự do chi tiêu còn tài sản của người khác thì không. Thiên Sứ của Allah ﷺ bảo: {Quả thật, tài sản của y là những gì đã tiêu và chi dùng, } nghĩa là tài sản thật sự của con người là tài sản mà y đã tiêu xài lúc còn sống vì bản thân hoặc vì những việc làm ngoan đạo và thờ phượng như hành hương Hajj, hiến tặng vì Allah, xây trường học, xây Masjid, xây bệnh viện hoặc chi tiêu cho gia đình, tất cả phần tài sản đó sẽ thấy được ở Đời Sau. Riêng đối với tài sản mà con người tích trữ lúc sống, y keo kiệt không chịu bố thí vì Allah thì tất cả được xem là tài sản của người thừa kế chứ không phải của y. Ngoài Hadith này còn có Hadith khác do Muslim ghi lại từ lời thuật của ông Abdullah bin Al-Shakhir: Tôi đã đến gặp Thiên Sứ của Allah ﷺ lúc Người đang đọc chương (102) {ألهاكم التكاثر}, Người nói: {Con cháu Adam (tức con người) nói: Tài sản của tôi, tài sản của tôi. Có lời bảo: Này con cháu Adam, tài sản của ngươi là những gì ngươi đã ăn và đã tiêu hóa; hoặc những gì ngươi mặc và đã rách; hoặc những gì ngươi đã bố thí và đã xong.} Hadith không mang ý nghĩa xúi giục tín đồ Muslim mang hết tài sản cho việc bố thí vì Allah để rồi y và gia đình của y phải đi xin ăn, mà Hadith chỉ muốn kêu gọi tín đồ Muslim song song với việc nỗ lực tích lũy tiền của làm gia tài để lại cho con cái của y sau khi y qua đời thì y cũng phải nên nỗ lực chi dùng tiền của và tài sản của y cho cuộc sống Đời Sau bằng sự bố thí từ phần tài sản dư sau khi đã chu cấp cho cha mẹ, cho vợ con, bởi đó là bổn phận bắt buộc nếu không sẽ mang tội. Bằng chứng cho điều này là một Hadith do ông Abu Umamah thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: {Này con cháu Adam, quả thật những bổng lộc mà ngươi cho đi là điều tốt cho ngươi còn những gì ngươi giữ lại là điều xấu cho ngươi.}

التصنيفات

Từ thiện