Này Hakim, quả thật, tiền bạc là thứ được lòng thiên hạ. Ai không tham lam lấy nó y sẽ được ban cho hồng phúc, còn ai tham lam chiếm nó y đã bị tước hồng phúc, y tựa như kẻ ăn mà không biết no và bàn tay trên tốt hơn bàn tay dưới.

Này Hakim, quả thật, tiền bạc là thứ được lòng thiên hạ. Ai không tham lam lấy nó y sẽ được ban cho hồng phúc, còn ai tham lam chiếm nó y đã bị tước hồng phúc, y tựa như kẻ ăn mà không biết no và bàn tay trên tốt hơn bàn tay dưới.

Theo ông Hakim bin Hizam kể: Tôi đã xin Thiên Sứ ﷺ và Người đã cho tôi, rồi lại xin Người lần nữa Người vẫn cho tôi và tôi lại xin Người thêm lần nữa Người vẫn cho tôi nhưng nói: {Này Hakim, quả thật, tiền bạc là thứ được lòng thiên hạ. Ai không tham lam lấy nó y sẽ được ban cho hồng phúc, còn ai tham lam chiếm nó thì y đã bị tước hồng phúc, y tựa như kẻ ăn mà không biết no và bàn tay trên tốt hơn bàn tay dưới.} Ông Hakim nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, tôi xin thề trước Đấng đã cử phái Người đến bằng chân lý là kể từ nay tôi sẽ không nhận bất cứ gì của bất cứ ai cho đến khi tôi rời khỏi trần gian này. Đến thời ông Abu Bakr (làm thủ lĩnh) đã gọi ông Hakim để cho chia phần nhưng ông từ chối nhận bất cứ gì. Đến thời ông 'Umar (làm thủ lĩnh) cũng đã gọi ông để chia phần nhưng ông cũng không chịu nhận bất cứ gì. Ông 'Umar nói: "Hỡi đồng bào Muslim, tôi xin tuyên bố với mọi người là tôi đã chia phần cho ông Hakim nhưng ông đã từ chối bất cứ gì từ chiến lợi phẩm." Thế là ông Hakim đã không nhận bất cứ gì của bất cứ ai kể từ sau khi nhận của Thiên Sứ ﷺ.

[Sahih (chính xác)] [Do Al-Bukhari và Muslim ghi]

الشرح

Ý nghĩa Hadith: Ông Hakim bin Hizam đã tìm đến Thiên Sứ ﷺ xin tiền và được Người cho, ông lại xin nữa được Người cho nữa và ông tiếp tục lần thứ ba vẫn được Người cho, Người nói: Này Hakim, tiền bạc là thứ được tất cả mọi người ưa thích giống như thích hưởng thụ ăn trái cây ngon, ngắm nhìn cảnh đẹp và ăn mật vậy. Tuy nhiên Người giải thích rõ một điều đối với ai lấy tiền bằng cách chính đại không tham lam, lừa gạt thì y được ban cho hồng phúc vào số tiền đó nghĩa là tiền dù có ít nhưng vẫn chi tiêu thỏa đáng, mang lại sự hài lòng và thanh thản, hạnh phúc. Đối với ai tham lam chiếm đoạt sẽ bị tướt đi hồng phúc làm cho y cảm thấy thiếu thốn, bất an. Loại người này cho dù có chiếm được kho báu cũng cảm thấy nghèo khổ. Theo đường truyền khác do Muslim ghi lại: {Ta vốn là người giữ kho, ai được Ta hài lòng ban cho thì y sẽ hưởng được hồng phúc và ai được Ta cho chỉ để xa lánh điều xấu từ y thì y tựa như kẻ ăn mà không biết no.} Đúng là hành động thấp hèn đối với người xin xỏ tiền bạc người khác, vì vậy mà Thiên Sứ ﷺ đã căn dặn ông ‘Umar: {Khi tiền đến với ông không do ông tự lấy hoặc xin xỏ thì hãy nhận lấy nó, ngoài ra đừng làm bản thân ông mệt mỏi vì nó.} nghĩa là khi anh tự đề cao bản thân đáng nhận số tiền đó hoặc xin xỏ mới được cho thì chớ nhận số tiền đó. Câu: {bàn tay trên tốt hơn bàn tay dưới} nghĩa là bàn tay cầm tiền bố thí tốt hơn bàn tay xòe ra xin, bởi cho thể hiện sự hãnh diện tốt hơn bàn tay nhận bị xem là thấp hèn. Ông Hakim bin Hizam đã thề với Thiên Sứ ﷺ là kể từ nay đến chết ông sẽ không nhận thêm bất cứ gì của bất cứ ai cho ông. Sau khi Thiên Sứ ﷺ chết, ông Abu Bakr lên làm thủ lĩnh đã từng chia cho ông nhưng ông từ chối. Sau khi Abu Bakr qua đời, ông ‘Umar lên làm thủ lĩnh cũng đã gọi ông đến chia phần nhưng ông cũng từ chối không nhận. Ông ‘Umar nói: “Xin mọi người làm chứng là tôi đã chia phần từ tiền chung của cộng đồng Muslim mà ông ta đã không nhận.” Ông ‘Umar nói điều này muốn mình vô can trước Allah sau này vì đã từng cho nhưng ông Hakim không nhận. Thế đó, mãi cho đến chết ông Hakim không nhận bất cứ gì của bất cứ ai.

التصنيفات

Xem thường việc ham mê trần gian