{Hãy đến gần (Allah) và đi đúng hướng, và hãy biết rằng không ai trong số các ngươi sẽ được cứu rỗi bởi việc hành đạo của mình.} Họ nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, ngay cả Người hay sao? Người ﷺ nói: {Ta cũng vậy, ngoại trừ Allah…

{Hãy đến gần (Allah) và đi đúng hướng, và hãy biết rằng không ai trong số các ngươi sẽ được cứu rỗi bởi việc hành đạo của mình.} Họ nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, ngay cả Người hay sao? Người ﷺ nói: {Ta cũng vậy, ngoại trừ Allah ban cho Ta lòng thương xót và sự hào phóng của Ngài.}

Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: {Hãy đến gần (Allah) và đi đúng hướng, và hãy biết rằng không ai trong số các ngươi sẽ được cứu rỗi bởi việc hành đạo của mình.} Họ nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, ngay cả Người hay sao? Người ﷺ nói: {Ta cũng vậy, ngoại trừ Allah ban cho Ta lòng thương xót và sự hào phóng của Ngài.}

[Sahih (chính xác)] [Do Al-Bukhari và Muslim ghi]

الشرح

Nabi ﷺ kêu gọi các Sahabah hành đạo và kính sợ Allah nhiều nhất có thể, không thái quá cũng không cẩu thả, và phải định tâm làm những gì đúng đắn bằng cách chân thành với Allah và tuân theo Sunnah của Người để việc làm và sự hành đạo của họ sẽ được chấp nhận và sẽ là lý do để lòng thương xót của Allah giáng xuống họ. Sau đó, Người nói với họ rằng không ai trong số các ngươi sẽ được cứu rỗi chỉ nhờ việc làm thiện tốt và sự hành đạo của mình, mà sự cứu rỗi là ở lòng thương xót của Allah. Họ nói: Ngay cả Người cũng như vậy, có phải không thưa Thiên Sứ của Allah? Ngay cả sự hành đạo và việc làm thiện tốt to lớn của Người cũng sẽ không thể cứu rỗi Ngài? Người nói: Ngay cả Ta, trừ khi Allah che chở Ta bằng lòng thương xót và hồng phúc của Ngài.

فوائد الحديث

Học giả An-Nawawi nói: "Hãy đến gần (Allah) và đi đúng hướng": Hãy tìm sự đúng đắn và hãy làm theo điều đúng đó, nếu bạn không thể thực hiện được thì hãy tiếp cận nó, tức là: Đến gần; và sự đúng đắn là những gì ở mức chính giữa của hai thái cực: Thái quá và cẩu thả; vì vậy đừng quá mức và cũng đừng lơ là thiếu sót.

Học giả Ibnu Baz nói: Những việc làm công chính là lý do để vào Thiên Đàng, cũng như những việc làm xấu xa là lý do để vào Địa Ngục, và Hadith cho thấy rằng việc họ vào Thiên Đàng không chỉ đơn thuần là kết quả của hành động thờ phượng và việc làm thiện tốt mà là ở sự tha thứ và lòng thương xót của Allah Toàn Năng. Vì vậy họ vào Thiên Đàng là vì lý do hành động của họ, nhưng cái bắt buộc điều đó là ở lòng thương xót, sự tha thứ của Ngài.

Người bề tôi đừng để bị đánh lừa cũng như không nên tự đắc bởi các hành động công chính của mình, dù chúng có vĩ đại đến đâu; vì quyền của Allah lớn hơn hành động công chính của y. Vì vậy, người bề tôi phải vừa sợ hãi và vừa hy vọng.

Ân điển và lòng thương xót của Allah dành cho đám bầy tôi của Ngài còn rộng lớn hơn hành động công chính của họ.

Những hành động và việc làm công chính là lý do để vào Thiên Đàng, và việc đạt được nó là nhờ ân sủng và lòng thương xót của Allah.

Học giả Al-Kirmani nói: “Nếu tất cả mọi người không được vào Thiên Đàng ngoại trừ bởi lòng thương xót của Allah, và việc Thiên Sứ của Allah ﷺ chỉ ra sự đặc biệt của Người rằng Người sẽ được vào Thiên Đàng là nhờ lòng thương xót của Allah, và nếu là như vậy thì những ai khác ngoài Ngài phải là như thế mới phù hợp.

Học giả An-Nawawi nói: Theo nghĩa lời phán của Đấng Tối Cao: {Quí vị hãy vào Thiên Đàng bởi những gì quí vị đã từng làm (ở trần gian).} (chương 16 - An-Nahl, câu 32), {Đó là Thiên Đàng mà các ngươi sẽ thừa hưởng bởi những việc (hành đạo) mà các ngươi đã từng làm (trên thế gian).} (chương 43 – Az-Zukhruf, câu 72), và những lời phán tương tự khác chỉ ra rằng những việc làm tốt sẽ dẫn một người vào Thiên Đàng. Tuy nhiên, không có gì mâu thuẫn với các Hadith này, mà đúng hơn, ý nghĩa của những câu Kinh Qur'an là việc vào Thiên Đàng là do việc làm công chính, sau đó là thành công cho việc làm, sự hướng dẫn cho sự chân thành trong việc làm và việc chúng được chấp nhận là bởi lòng thương xót và ân điển của Allah Tối Cao. Vì vậy việc không vào chỉ bằng những việc làm là ý nghĩa của các Hadith, và cũng đúng khi nói rằng việc vào Thiên Đàng bằng hành động, tức là nguyên nhân được vào, và nó là một phần của lòng thương xót.

Học gia Ibnu Al-Jawzi nói: Có thể rút ra bốn câu trả lời từ điều này: Điều thứ nhất: Thành công trong công việc là nhờ lòng thương xót của Allah, và nếu không có lòng thương xót trước đó của Allah thì đức tin cũng như sự vâng phục sẽ không thể mang lại sự cứu rỗi. Thứ hai: Lợi ích của người bề tôi thuộc về chủ của mình, nên công việc của người đó là xứng đáng đối với chủ nhân của mình, vì vậy bất kỳ phần thưởng nào mà Ngài ban cho anh ta đều là từ hồng phúc của Ngài. Thứ ba: Trong một số Hadith có nói rằng việc vào Thiên Đàng là bởi lòng thương xót của Allah, và phân chia cấp bậc là tương ứng với hành động. Thứ tư: Các hành vi vâng lời được thực hiện trong thời gian ngắn và phần thưởng thì vô tận. Phước lành vô tận được ban thưởng là nhờ hồng phúc và ân điển của Allah chứ không phải là một sự đổi chác với việc làm.

Học giả Ar-Rafi'i nói: Môt người không nên dựa vào hành động công chính của mình để tìm kiếm sự cứu rỗi và đạt được điểm số, bởi vì hành động của anh ta chỉ được thành công là nhờ ân sủng của Allah, và việc anh từ bỏ được điều trái lệnh cũng là nhờ sự bảo vệ của Allah, nên tất cả những điều đó là nhờ ân sủng và lòng thương xót của Ngài.

التصنيفات

Giáo lý độc thần về các tên gọi và thuộc tính của Allah