{Ai đeo bùa chú là đã phạm tội Shirk.}

{Ai đeo bùa chú là đã phạm tội Shirk.}

Ông 'Uqbah bin 'Amir Al-Juhani thuật lại: Một nhóm người đến gặp Thiên Sứ của Allah ﷺ thề trung thành với Người và Người chấp nhận chín người và từ chối một người. Họ nói: Hỡi Thiên Sứ của Allah, sao Người chấp nhận chín người và bỏ rơi người này? Thiên Sứ của Allah ﷺ nói: {Trên người anh ta có một chiếc bùa chú} Vậy là người đó đưa tay cắt bỏ nó và Người chấp nhận sự thề trung thành của người đó và nói: {Ai đeo bùa chú là đã phạm tội Shirk.}

[Hasan (tốt)] [Do Ahmad ghi]

الشرح

Một nhóm đến gặp Nabi ﷺ và họ có số lượng là 10 người. Thiên Sứ của Allah ﷺ chấp nhận sự cam kết trung thành của 9 người trong số họ và không chấp nhận sự cam kết trung thành của thứ 10. Khi Người ﷺ được hỏi về vì lý do đó thì Người ﷺ nói: Anh ta đeo một tấm bùa chú, đó là một dây chuỗi hạt được buộc hoặc đeo trên người hay những thứ khác để xua đuổi điều xấu và tránh điều dữ. Vì vậy, người đàn ông đưa tay vào vị trí của chiếc bùa, cắt nó ra và loại bỏ nó. Thiên Sứ của Allah ﷺ chấp nhận sự cam kết trung thành của người ấy vào thời điểm đó, và Người ﷺ cảnh báo về việc đeo bùa chú và cho biết phán quyết của việc làm đó: “Ai đeo bùa chú là đã phạm tội Shirk”

فوائد الحديث

Ai dựa vào người khác ngoài Allah, Allah sẽ đối xử trái ngược với ý định của y.

Việc tin rằng đeo bùa chú là một nguyên nhân để tránh khỏi điều dữ là tiểu Shirk, nhưng nếu một người tin rằng chúng mang lại lợi ích cho bản thân họ thì đó là đại Shirk.

التصنيفات

Giáo lý độc thần về thờ phượng Allah